民族の大きな流れに逆行する不調和な雑音【3】

2023年09月28日付 VietnamPlus 紙
【写真③】RFIが報じたベトナムの外交路線や政策を歪曲した内容の記事(スクリーンショット)
【写真③】RFIが報じたベトナムの外交路線や政策を歪曲した内容の記事(スクリーンショット)
民族の大きな流れに逆行する不調和な雑音【3】
Những thanh âm lạc lõng ngược dòng chảy lớn của dân tộc


「相反する」意見を意図的に捏造


人権問題を強調することに加えて、一部の外国のマスコミは、ベトナムの外交政策について意図的に事実とは異なったり、歪曲した見方を報じている。例えば、BBCベトナム語版は、ベトナムが中国と対抗するために米国に傾き、「つくべき側を選んだ」という意図の記事を掲載している。また、VOAは、越米の新たな協力は、ベトナムに米国からの武器を入手を容易にし、また、武器の供給源としての伝統的なパートナー国であるロシアへの「依存から脱する」のに役立つという記事で「皮肉った」。


【写真③】RFIが報じたベトナムの外交路線や政策を歪曲した内容の記事(スクリーンショット)


ベトタンのような反動的グループは、ベトナムの「バンブー外交」政策を歪曲したり、指導者を皮肉する記事を継続的に掲載している。また、党や国家の指導者の威信を低下させるため、越米関係格上げの重要性を軽視する意見も少なくない。

明らかに、これらは全て間違った論調であり、根拠がなく、事実を正しく反映していない。米国との関係格上げは、ベトナムが誰かに対抗するために、一方の側に立つことを選んだということを意味するものではない。実際、ベトナムの外交路線は、歴代の最高指導者によって幾度となく明確に表明されいる。

具体的には、昨年末、ベトナムの基本的な外交政策の方向性に関する国会議員の質問に対する質疑応答で、ファム・ミン・チン首相は、ベトナムは、国際社会の責任ある一員として、平和、協力、発展のために、独立、自主、多様化、多角化、そして、世界の全ての国にとって良き友人、信頼のおけるパートナーになるという外交路線を追求すると確認した。

ファム・ミン・チン首相は、ベトナムの外交路線はどちらかの側を選ぶことではなく、正義と公正さを選ぶことであると強調した。したがって、ベトナムは、そうした精神に基づき、地域と世界の平和、協力、発展のための国際問題において、ベトナムの外交路線・観点に合わせ、態度を表明していくと述べた。

つまり、ベトナムと米国の関係格上げは、国家と人民にとっての長期的な利益に資するために展開している数々の外交活動の一例であり、どちらかの側を選んだり、敵対したりするものではないのである。オーストラリア国防軍士官学校のカール・セイヤー教授が評価したように、関係の格上げは両国間の利益の一致だけでなく、貿易、投資、優れた技術や統治システムの共有などを通じ、経済関係を深めるための長期的な協力へのコミットメントを反映したものである。

現在、米国はベトナムの最大貿易相手国の一つである。2023年8月までに、ベトナムは米国から90億ドル以上の商品を輸入し、620億ドル以上の商品を輸出した。ここ数年、米国は最大の輸出市場であり、ベトナム製品の最大の貿易黒字額を記録している。しかしながら、中国はベトナムに生産活動に必要な多くの原材料を供給してくれる国であり、米国に劣らず重要な役割を担っている。

経済的には、米国はベトナムに大規模な投資を行っている国の一つであり、1100以上のプロジェクトが進行中かつ100億ドル以上の資本が20以上の経済分野に注ぎ込まれている。包括的戦略的パートナーシップ関係への格上げ後、半導体設備、電子、レアアース開発など多くの米国の投資分野に対し、巨額の投資資金がもたらされることが期待されている。

しかし、中国も決して引けを取っておらず、ベトナムでは3700以上のプロジェクトがあり、登録資本総額は250億ドルを超えている。このように、経済と貿易の分野において、米国と中国はともにベトナムにとって重要なパートナーなのである。よって、ベトナムが「中国」と対抗するために「米国の側を選んだ」と意図的に事実を歪めるのは完全に間違っている。

国防・安全保障に関し、ベトナムは、軍事同盟に参加しない、他国がベトナムの領土内に軍事基地を設置したり、他国を攻撃するためにベトナムの領土を利用したりすることを認めない、第3国に対抗するために他の国と行動を共にしない、国際関係において武力を行使したり、武力を行使すると脅したりもしない-ことを主張している。この主張は、米国も含め、国防・安全保障の分野におけるあらゆる協力は平和、協力、持続可能な発展という目的のためだけであり、歪曲された論調が示すような、誰かに「対抗」するとか、「背を向ける」ためでは決してない。


【写真④】グエン・フー・チョン書記長がジョー・バイデン米国大統領を歓迎する(TTXVN=VNA)


米国との関係を中国、ロシア、インド、韓国と同レベルにまで引き上げることは、世界の全ての国の良き友人、信頼できるパートナーとなり、国際社会の責任ある一員になる、という我が国の外交方針に何ら反するものではない。

これはまさに、オープンで、対外関係の多角化、多様化を進めるという我が国の外交路線を体現するものであり、これにより我が国は200近くの国や地域と外交関係を樹立してきた。そして、ベトナムが現在の外交路線を継続する限り、間違いなく、今後、他の多くの国との包括的戦略的パートナーシップ関係を確立することになるだろう。

このように、ベトナムが「どちらかの側を選んだ」という論調は完全に誤りであることが見て取れる。ただ、そうした見解を表明する個人や組織が、米国を含む多くのパートナー諸国とベトナムとの良好な関係を破壊しようと意図的に画策していることを排除することは難しい。


Những thanh âm lạc lõng ngược dòng chảy lớn của dân tộc
https://www.vietnamplus.vn/nhung-thanh-am-lac-long-nguoc-dong-chay-lon-cua-dan-toc-post898948.vnp


Cố tình tạo ý kiến “trái chiều”


Ngoài việc xoáy vào vấn đề nhân quyền, một số báo chí nước ngoài còn cố tình đưa ra các nhận định sai trái, xuyên tạc về đường lối ngoại giao của Việt Nam. Ví dụ BBC Việt ngữ có bài viết với ý Việt Nam đã “chọn bên” khi ngả về phía Hoa Kỳ để chống lại Trung Quốc. VOA “chọc ngoáy” bằng bài viết nói sự hợp tác mới giúp Việt Nam có thể tiếp cận với vũ khí Hoa Kỳ và “thoát khỏi sự lệ thuộc” vào nguồn cung cấp của đối tác truyền thống là Nga.

Nhóm phản động như Việt Tân thì liên tục có bài viết xuyên tạc chính sách ngoại giao “cây tre”, mỉa mai các lãnh đạo của đất nước. Cũng có không ít ý kiến đã hạ thấp tầm quan trọng của việc Việt Nam-Hoa Kỳ nâng quan hệ, nhằm mục đích hạ thấp uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Rõ ràng đây đều là những luận điệu sai trái, vô căn cứ, không phản ánh đúng thực tế. Việc nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ không có nghĩa Việt Nam đã chọn đứng về bên nào, để chống lại ai. Thực tế, đường lối đối ngoại của Việt Nam đã nhiều lần được các lãnh đạo cao nhất nêu rõ.

Cụ thể, trong cuộc trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về định hướng đối ngoại cơ bản của đất nước vào cuối năm ngoái, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam theo đuổi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trên thế giới, vì mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đường lối đối ngoại của Việt Nam là không chọn bên, mà chọn công lý và lẽ phải. Vì vậy, chúng ta thể hiện thái độ theo tinh thần này trong các vấn đề liên quan quốc tế vì hòa bình, hợp tác, phát triển khu vực, trên thế giới phù hợp với đường lối, quan điểm đối ngoại của nước ta.

Từ đó để thấy việc Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ là một trong nhiều hoạt động đối ngoại mà chúng ta đang triển khai để phục vụ cho lợi ích lâu dài của đất nước và nhân dân, chứ không phải để chọn bên, hoặc chống ai. Như nhận xét của Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia, việc nâng quan hệ phản ánh sự hội tụ lợi ích giữa hai đất nước, cũng như cam kết hợp tác lâu dài để làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế, thông qua thương mại, đầu tư, trao đổi công nghệ và thông lệ quản trị tốt.

Hiện Hoa Kỳ là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tới tháng 8/2023, Việt Nam nhập khẩu lượng hàng trị giá hơn 9 tỷ USD từ Mỹ và xuất sang đây số hàng trị giá hơn 62 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất và đạt kim ngạch xuất siêu cao nhất của hàng hóa Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, Trung Quốc lại là nước cung cấp cho chúng ta nhiều nguyên liệu thô để phục vụ hoạt động sản xuất, nên có vai trò quan trọng không kém Mỹ.

Về kinh tế, Hoa Kỳ là 1 trong những quốc gia tiến hành đầu tư lớn ở Việt Nam, với hơn 1.100 dự án đang hoạt động và hơn 10 tỷ USD tiền vốn rót vào hơn 20 lĩnh vực kinh tế. Sau khi thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, nhiều lĩnh vực đầu tư của Hoa Kỳ như thiết bị bán dẫn, điện tử, khai thác đất hiếm… đang được kỳ vọng sẽ mang đến những khoản đầu tư khổng lồ.

Nhưng Trung Quốc cũng không hề kém cạnh khi có hơn 3.700 dự án đang hoạt động ở Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 25 tỷ USD. Như vậy để thấy trên lĩnh vực kinh tế và thương mại, cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều là những đối tác quan trọng với Việt Nam. Và như thế, việc cố tình xuyên tạc Việt Nam “chọn bên” Mỹ để chống lại “Trung Quốc” là hoàn toàn sai trái.

Về quốc phòng an ninh, Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không để nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để tấn công nước khác; không cùng một nước khác để chống lại nước thứ ba; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Quan điểm này có nghĩa bất kỳ sự hợp tác nào trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, kể cả với Hoa Kỳ, cũng chỉ vì mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững, chứ không phải để “chống lại” ai, hay “quay lưng” với ai như các luận điệu xuyên tạc.

Việc nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ, lên mức bằng với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc, hoàn toàn không đi ngược lại chủ trương ngoại giao của chúng ta là muốn trở thành bạn bè tốt, đối tác tin cậy của tất cả các nước trên thế giới, thành viên tích cực có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Đó chính là biểu hiện của đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, đã giúp chúng ta thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Và chắc chắn là thời gian tới, Việt Nam sẽ còn thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với nhiều nước khác, khi chúng ta tiếp tục đường lối ngoại giao hiện nay.

Để thấy rằng những luận điệu nói Việt Nam đã “chọn bên” là hoàn toàn sai trái. Không loại trừ việc những cá nhân, tổ chức đưa ra quan điểm như vậy đang cố tình tìm cách phá hoại quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và nhiều nước đối tác khác, bao gồm cả Hoa Kỳ./.


この記事の原文はこちら

同じジャンルの記事を見る


翻訳者:奥山和貴
記事ID:6840